Cơ quan Không gian châu Âu (ESA),ộcđuapháttriểntrạmkhônggiantưnhânthaythếsoi cầu 247 Hãng Quốc phòng và Không gian Airbus (công ty con của Tập đoàn Airbus) và Công ty Voyager Space (Mỹ) vừa ký Biên bản ghi nhớ, theo đó hiện thực hóa cam kết hợp tác phát triển trạm không gian thương mại của tổ hợp Airbus-Voyager Space.
TrangSpace News đưa tin thỏa thuận được ký kết tại Hội nghị Không gian ESA diễn ra ngày 6-7.11 ở Seville (Tây Ban Nha) và đánh dấu nỗ lực chung của 3 bên trong việc gầy dựng tương lai của trạm không gian thời hậu ISS. Và đó chỉ là một phương án được các bên theo đuổi.
Hướng đi của châu Âu
Trong nỗ lực đảm bảo năng lực tiếp cận quỹ đạo thấp của trái đất, ESA đã ký thỏa thuận nhằm nghiên cứu khả năng sử dụng trạm không gian thương mại đang được Voyager Space phát triển để thay thế cho ISS. Trạm không gian này có tên là Starlab, theo kế hoạch sẽ được triển khai năm 2028, Space News đưa tin.
Thông tin về biên bản ghi nhớ được công bố sau 3 ngày kể từ khi ESA công khai kế hoạch chế tạo phi thuyền chở hàng, đảm nhận nhiệm vụ tiếp tế cho ISS và sau đó là các trạm không gian thời hậu ISS. Ban đầu Airbus được chọn để hỗ trợ về thiết kế cho Starlab. Sau một thời gian, cả hai công ty thắt chặt quan hệ đối tác và đến tháng 8, Airbus chính thức trở thành đối tác nòng cốt đằng sau dự án.
Trong hơn 2 thập niên qua, cũng như các bên khác, ESA sử dụng ISS làm phòng thí nghiệm khoa học trên quỹ đạo trái đất. Một khi ISS về hưu, dự kiến sẽ đến thời của các trạm không gian tư nhân. Vì thế, với động thái mới, rõ ràng ESA đang đặt kỳ vọng lớn vào Starlab. Thông qua bước đi chiến lược này, ESA hy vọng đảm bảo quá trình chuyển đổi trên quỹ đạo địa cầu được diễn ra suôn sẻ sau khi ISS về hưu năm 2030.
"ESA đánh giá cao sáng kiến xuyên Đại Tây Dương về trạm không gian thương mại Starlab, và viễn cảnh châu Âu đặt dấu ấn mạnh mẽ cho việc phát triển và sử dụng trạm không gian nói trên", Tổng giám đốc ESA Josef Aschbacher cho biết.
Nhiệm vụ Luna-25 thất bại ảnh hưởng thế nào đến chương trình không gian Nga?
Kế hoạch của Mỹ, Nga
Ngày 20.11, các đối tác của chương trình ISS sẽ kỷ niệm 25 năm kể từ khi mô đun đầu tiên là Zarya, do Nga chế tạo nhưng Mỹ tài trợ, được phóng lên quỹ đạo, đánh dấu sự khởi đầu của ISS. Trang Space.com gần đây đưa tin Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và các đối tác ISS ở châu Âu, Nhật Bản và Canada đạt được nhất trí tiếp tục vận hành ISS đến năm 2030. Trong khi đó, Nga khẳng định chỉ tham dự cho đến năm 2028.
Bất chấp kỳ vọng của Mỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26.10 đặt ra kỳ hạn năm 2027 là thời điểm Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) phóng mô đun đầu tiên của trạm không gian nước này vào quỹ đạo, theo TASS. Còn ông Yuri Borisov, Tổng giám đốc Roscosmos, nhấn mạnh Nga cần nhanh chóng hoàn thành kế hoạch xây trạm không gian theo đúng tiến độ, để tránh nguy cơ bị tụt lại đằng sau trong lúc Mỹ, châu Âu, Canada và Nhật Bản triển khai dự án chung.
NASA vào năm 2021 đã chọn Starlab là một trong 3 thiết kế trạm không gian sẽ thay thế ISS. NASA chi 415,6 triệu USD cho tổng cộng 3 đối tác tiềm năng theo chương trình Điểm đến Thương mại trên Quỹ đạo Trái đất (CLD). Ngoài Voyager Space, hai đối tác còn lại lần lượt là Blue Origin và Northrop Grumman.
Tuy nhiên, Northrop Grumman ngày 4.10 thông báo đã chấm dứt hợp đồng với NASA và chuyển sang hợp tác với Voyager Space. Bên cạnh đó, NASA cũng ủng hộ hãng Axiom Space thực hiện chương trình phát triển mô đun thương mại ban đầu lắp cho ISS và sau đó tách khỏi để hình thành trạm không gian thương mại.
Khả năng ISS tiếp tục hoạt động sau năm 2030
Trong lúc các bên tập trung vào nỗ lực phát triển trạm không gian tư nhân, có thông tin NASA vẫn tỏ ra lo ngại về khả năng chế tạo được trạm không gian thương mại để kịp thời thay thế ISS. Đó là lý do cơ quan này để ngỏ khả năng kéo dài thời gian hoạt động ISS so với ngưỡng năm 2030 như dự định. Space News dẫn lời ông Ken Bowersox, Trợ lý Giám đốc NASA, cho rằng "không bắt buộc" phải cho về hưu ISS vào năm 2030 như kế hoạch hiện nay. Thời điểm ISS về hưu sớm hay muộn có thể phụ thuộc vào tiến triển của các dự án chế tạo trạm không gian thương mại.