Những đề kiểm tra cuối kỳ môn ngữ văn một số trường thật sự gây "choáng" đối với học sinh lớp 10,Đừngđểđềkiểmtrakhiếnhọcsinhsợmônvăch play 11 theo chương trình GDPT 2018.
Chẳng hạn, như Báo Thanh Niêntừng phản ánh, hồi tháng 12.2022 học sinh lớp 10 một số trường phải làm bài kiểm tra học kỳ 1 môn ngữ văn dài 3, 4 trang giấy. Điều này khiến phụ huynh học sinh lo lắng vì học sinh mất nhiều thời gian đọc đề, ảnh hưởng đến kết quả bài kiểm tra.
Mới đây là đề kiểm tra ngữ văn lớp 11 của một trường ở TP.HCM có 2 phần: đọc hiểu và viết. Đáng chú ý, ngữ liệu được chọn là 70 câu thơ trích truyện thơ Vượt Biểncủa dân tộc Tày-Nùng.
Là một giáo viên dạy ngữ văn, tôi xin đưa ra một số lưu ý về vấn đề soạn đề kiểm tra học kỳ như sau:
Thứ nhất, ngữ liệu không nên quá dài. Việc một số trường sử dụng ngữ liệu quá dài khiến cho học sinh đọc hết nội dung chiếm khá nhiều thời gian. Chẳng hạn, đề văn lớp 10 trường con tôi đang theo học (nay đang học lớp 11) là văn bản văn xuôi, độ dài tới 3 trang A4. Tôi dạy văn, nhưng xem đề cũng… choáng, huống gì là học sinh. Đọc xong đề cũng chiếm 5-10 phút, thậm chí là nhiều hơn nên ảnh hưởng đến thời gian làm bài. Vậy nên, ngữ liệu không nên quá một trang A4, cả văn xuôi hay thơ. Nếu thơ, sử dụng hai cột thì trong một trang cũng quá dài.
Thứ hai, ngữ liệu không quá khó. Ngữ liệu dài đồng nghĩa làm khó học sinh. Ngữ liệu khó, hàn lâm lại càng gây khó cho học sinh. Cần lấy ngữ liệu tương đồng văn bản đã dạy để học sinh dễ dàng tiếp cận. Các câu hỏi cũng gần gũi, phù hợp - bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình mới. Nếu câu hỏi mở rộng, thì trước đó giáo viên đã dạy cho học sinh, trong quá trình làm bài, học sinh không phải "khó nhằn" với dạng câu hỏi này. Sự sáng tạo trong đề văn, không nhất thiết máy móc như đúng với chương trình thì đề văn sẽ hấp dẫn hơn, mang tính thời sự và hơi thở cuộc sống. Tuy nhiên, với dạng đề sáng tạo, giáo viên tốn khá nhiều thời gian để sưu tầm, đặt câu hỏi phù hợp với ma trận, đặc tả.
Thứ ba, phần trắc nghiệm không quá dễ. Nhiều trường, nhiều địa phương vẫn chọn phần đọc hiểu bằng hình thức trắc nghiệm. Thực ra hình thức trắc nghiệm không phải mới. Trước đây, trắc nghiệm vẫn được sử dụng trong kiểm tra. Việc sử dụng trắc nghiệm cũng là quan trọng khi đề văn đảm bảo 3 yêu cầu: trắc nghiệm, viết đoạn văn, làm bài văn.
Chẳng hạn, trong phần đọc hiểu, ngoài trắc nghiệm, đề còn có một số câu hỏi bằng hình thức trả lời viết ngắn như chủ đề, thông điệp, xử lý tình huống… Điều quan trọng để đạt được điểm tối đa trong phần này phải là học sinh giỏi thực sự.
Thứ tư, tránh "giải đề" trước. Vì "thương" học sinh với cách học, kiểm tra, đánh giá theo chương trình mới nên một số giáo viên chọn ngữ liệu và giải đề trước. Làm như vậy, đề kiểm tra thì mới nhưng vẫn "lối cũ ta về", điểm văn vẫn cao (nhất là phần trắc nghiệm dễ "tái hiện kiến thức" đã làm).
Đó là một số lưu ý để dạy và học, kiểm tra, đánh giá hạn chế tái hiện kiến thức, tránh lối học vẹt, điểm cao nhưng không nắm vững kiến thức, nhất là ứng dụng thực tiễn. Để có đề văn hay, gây hứng thú cho học sinh cần lấy ngữ liệu từ nhiều nguồn, trong đó có báo chí - mang hơi thở cuộc sống, hơi thở thời đại, rất thực tiễn và có rất nhiều câu chuyện đẹp, ý nghĩa. Trong quá trình làm bài, đọc ngữ liệu ấy, học sinh đã có thêm thông tin và thông điệp ý nghĩa.